Top 3 Lễ hội truyền thống của Trung Quốc

Mục lục bài viết

    Lễ hội truyền thống Trung Quốc - Lễ hội Đèn lồng

    Nguồn gốc lễ hội Đèn lồng

    Có một số truyền thuyết về nguồn gốc của Lễ hội Đèn lồng. Tuy nhiên, nguồn gốc của nó bắt nguồn từ hơn 2.000 năm trước và được gắn liền với triều đại của Hoàng đế nhà Minh, vào thời điểm Phật giáo đang phát triển ở Trung Quốc họ sẽ thắp đèn lồng trong các ngôi đền vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Do đó, ông đã ra lệnh cho tất cả các hộ gia đình, đền thờ và hoàng cung phải thắp đèn lồng vào buổi tối hôm đó. Từ đó việc này phát triển thành một lễ hội truyền thống của Trung Quốc.

    Nguồn gốc của Lễ hội đèn lồng bắt nguồn từ hơn 2.000 năm trước

    Nguồn gốc của Lễ hội đèn lồng bắt nguồn từ hơn 2.000 năm trước

    Một truyền thuyết khác kể rằng nguồn gốc của Lễ hội Đèn lồng nói về một con sếu xinh đẹp bay xuống trần gian. Sau khi hạ cánh nó đã bị một số dân làng giết chết. Điều này khiến Ngọc Hoàng trên trời tức giận. Vì vậy, ông đã lên kế hoạch dùng một “cơn bão lửa” để phá hủy ngôi làng vào ngày 15 âm lịch. Con gái của Ngọc Hoàng đã cảnh báo cư dân về kế hoạch phá hủy ngôi làng của cha cô. Ngôi làng trở nên hỗn loạn vì không ai biết bằng cách nào họ có thể thoát khỏi sự hủy diệt sắp xảy ra. Tuy nhiên, một nhà thông thái đã đề nghị mỗi gia đình nên treo đèn lồng đỏ quanh nhà, đốt lửa trên đường phố và đốt pháo vào các ngày 14-15 và 16 âm lịch. Điều này sẽ làm cho ngôi làng trông giống như đang bị Ngọc Hoàng thiêu đốt. Vào ngày 15 âm lịch, quân từ trời được cử xuống có nhiệm vụ phá hủy ngôi làng, thấy làng đã bốc cháy, nên trở về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng. Kể từ ngày đó, mọi người tổ chức lễ vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm bằng cách mang đèn lồng đi khắp các đường phố và đốt pháo và bắn pháo hoa.

    Những hoạt động trong lễ hội Đèn lồng

    • Thắp sáng và treo những chiếc đèn lồng:

    Thắp sáng và treo những chiếc đèn lồng là hoạt động chính của lễ hội truyền thống này. Đèn lồng được nhìn thấy ở khắp mọi nơi kể cả trong nhà, trung tâm mua sắm, công viên và đường phố. Những chiếc đèn lồng truyền thống hầu như luôn có màu đỏ để cầu may mắn.

    Những chiếc đèn lồng truyền thống hầu như luôn có màu đỏ để cầu may mắn.

    Những chiếc đèn lồng truyền thống hầu như luôn có màu đỏ để cầu may mắn.

    Thắp sáng đèn được tượng trưng cho sự “soi sáng tương lai”. Đó là một cách để mọi người cầu nguyện cho tương lai suôn sẻ và thể hiện những lời chúc tốt đẹp nhất dành cho gia đình của họ. Trong phương ngữ Quan Thoại của Đài Loan, từ Trung Quốc có nghĩa là đèn lồng được phát âm gần giống với, có nghĩa là “có một em bé mới chào đời”, vì vậy ở Đài Loan việc treo đèn lồng có thể thể hiện mong muốn cho các cặp vợ chồng có con. 

    Trong thời gian diễn ra Lễ hội đèn lồng, nhiều hội chợ đèn lồng lớn được tổ chức ở Trung Quốc, chẳng hạn như Lễ hội đèn lồng quốc tế Qinhuai ở Nam Kinh và Lễ hội đèn lồng Yuyuan Thượng Hải. Tác phẩm nghệ thuật của những chiếc đèn lồng minh họa một cách sinh động các hình ảnh và biểu tượng truyền thống của Trung Quốc, chẳng hạn như trái cây, hoa, chim, động vật, con người và các tòa nhà.

    • Đoán câu đố về đèn lồng:

    Đoán câu đố về đèn lồng bắt đầu vào thời nhà Tống (960–1279), và đây là một trong những hoạt động quan trọng và phổ biến nhất của Lễ hội Đèn lồng tại Trung Quốc. Những người chủ lồng đèn viết những câu đố trên giấy và dán chúng lên những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc. Mọi người vây quanh để đoán các câu đố. Nếu ai đó nghĩ rằng họ có câu trả lời đúng, họ có thể kéo câu đố ra và đến gặp chủ sở hữu lồng đèn để kiểm tra câu trả lời của họ. Khi bạn có câu trả lời đúng, thường sẽ nhận được một phần quà nhỏ.

    • Xem múa rồng và múa sư tử:

    Đây là hai trong số những điệu múa dân gian truyền thống nổi bật nhất ở Trung Quốc, múa rồng và sư tử thường thấy trong Lễ hội đèn lồng. Người Trung Quốc coi sư tử là biểu tượng của sự dũng cảm và sức mạnh và tin rằng vẻ ngoài của nó có thể xua đuổi ma quỷ, bảo vệ con người và gia súc của họ. Vì vậy họ tôn thờ rồng và coi nó như một biểu tượng của sự may mắn.

    Món ăn đặc trưng của lễ hội

    Ăn Sủi dìn (Tangyuan) là một phong tục quan trọng của lễ hội Đèn lồng tại Trung Quốc. Tangyuan còn được gọi là Yuanxiao ở miền bắc, là những viên gạo nếp được đun sôi trong một nước súp ngọt.

    Người Trung Quốc tin rằng Tangyuan tượng trưng cho sự đoàn viên

    Người Trung Quốc tin rằng Tangyuan tượng trưng cho sự đoàn viên

    Vì Tangyuan được phát âm tương tự như tuanyuan, có nghĩa là “đoàn tụ” và “trọn vẹn”, người Trung Quốc tin rằng hình dạng tròn của quả bóng và bát tượng trưng cho sự trọn vẹn và đoàn kết. Câu nói may mắn phổ biến khi ăn tangyuan là “Hạnh phúc (gia đình) đoàn tụ”.

    Lễ hội Thuyền Rồng tại Trung với nhiều ý nghĩa đặc sắc

    Nguồn gốc lễ hội Thuyền Rồng

    Lễ hội Thuyền Rồng (còn gọi là Lễ hội Duanwu) là một trong ba lễ hội quan trọng nhất ở Trung Quốc, với hai lễ hội còn lại là Tết Trung thu và Lễ hội mùa xuân. Lễ hội Thuyền rồng diễn ra vào mùa hè, với mục đích tưởng nhớ lòng trung thành và yêu nước. 

    Cuộc đua thuyền rồng là sự kiện quan trọng nhất của Lễ hội thuyền rồng

    Cuộc đua thuyền rồng là sự kiện quan trọng nhất của Lễ hội thuyền rồng

    Lễ hội này diễn ra nhằm mục đích để tưởng nhớ Khuất Nguyên. Theo sử sách ghi lại, vào năm 278 trước Công nguyên, vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, khi thừa tướng của nước Chu nghe tin Tần Tuấn đã phá kinh đô của nước Chu, ông đau khổ tự gieo mình xuống sông Miluo sau khi thành bang sụp đổ. Vậy nên người dân ném thức ăn xuống mong muốn tôm ,cá không ăn mất xác của ông, và cuộc thi đua thuyền có ý nghĩa tượng trưng cho việc cố gắng giải cứu vị anh hùng này. Tục lệ này đã kéo dài hơn hai nghìn năm và ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm đã trở thành một trong những lễ hội truyền thống tại Trung Quốc để tưởng nhớ Qu.

    Những hoạt động trong lễ hội Thuyền Rồng tại Trung

    • Đua thuyền rồng:

    Đua thuyền rồng là sự kiện quan trọng nhất của lễ hội Thuyền Rồng tại Trung, khi mỗi đội chèo những chiếc thuyền rồng đầy màu sắc của mình để đánh trống. Cảm hứng cho hoạt động này đến từ những cư dân bên bờ sông Miluo lúc bấy giờ chèo thuyền xuôi dòng để cứu Khuất Nguyên. Và dần về sau truyền thống này đã được người Trung  duy trì trong nhiều thế kỷ. 

    •  Treo ngải cứu:

    Một phong tục thú vị khác trong lễ hội này là tục treo ngải cứu, vì nhiều người Trung Quốc cho rằng tháng 5 là thời điểm nguy hiểm trong năm dễ xảy ra dịch bệnh nên gia đình phải thực hiện nhiều biện pháp để phòng bệnh. Nhiều gia đình sẽ treo một loại cây đặc biệt - cây ngải cứu, ở cửa để bảo vệ và khử trùng.

    • Rải bột hùng hoàng:

    Hùng hoàng cũng là một loại dược liệu và người ta nói rằng nó có thể chống lại tất cả các loại chất độc. Vì vậy, trong lễ hội Thuyền Rồng, người dân Sơn Tây (Sơn Tây là một tỉnh phía Bắc Trung Quốc) sẽ ngâm chúng trong rượu, sau đó tưới rượu lên tai, mũi, đầu, cổ tay và mắt cá chân của một đứa trẻ để xua đuổi bệnh tật .

    Món ăn đặc trưng có trong lễ hội

    Món ăn phổ biến trong lễ hội Thuyền rồng tại Trung là Zongzi. Người ta nói rằng Zongzi đã có lịch sử hơn 2.000 năm, được phát minh vào thời Xuân Thu (770 - 476 trước Công nguyên) và được sử dụng để thờ cúng tổ tiên và các vị thần. 

    Món ăn phổ biến trong Lễ hội Thuyền rồng là Zongzi

    Món ăn phổ biến trong Lễ hội Thuyền rồng là Zongzi

    Tuy nhiên, điều khiến món ăn này trở nên phổ biến cho đến ngày nay là câu chuyện về Zongzi gắn liền với lễ hội Thuyền Rồng. Sau đó, Zongzi dần dần trở thành món ăn của lễ hội. Ngày nay, ngoài những ngày lễ hội, mọi người cũng có thể ăn món ăn vặt này bất cứ lúc nào họ muốn. Zongzi là cơm được bọc trong thịt, đậu phộng, lòng đỏ trứng và các nguyên liệu khác, sau đó được gói trong lá tre. 

    Lễ hội Qixi (Thất Tịch)

    Nguồn gốc lễ hội Quixi

    Truyền thuyết đằng sau Ngày lễ tình nhân của Trung Quốc - lễ hội Quixi xoay quanh chuyện tình của Ngưu Lang và Chức Nữ. Chức Nữ là một người thợ dệt và là con gái của một nữ thần. Ngưu Lang - một người chăn bò khiêm tốn. Ngưu Lang gặp Chức Nữ, họ yêu nhau rồi kết hôn và sinh được hai đứa con một trai một gái.

    Truyền thuyết đằng sau Ngày lễ tình nhân của Trung Quốc xoay quanh chuyện tình Ngưu Lang - Chức Nữ 

    Truyền thuyết đằng sau Ngày lễ tình nhân của Trung Quốc xoay quanh chuyện tình Ngưu Lang - Chức Nữ

    Tuy nhiên, khi mẹ của Chức Nữ phát hiện ra rằng con gái mình kết hôn với một người phàm trần, bà đã đưa cô ấy trở lại thiên đường và tạo ra một con sông lớn giữa đất và trời để ngăn cách hai vợ chồng - con sông này ngày nay chúng ta gọi là Dải Ngân hà. Cảm động trước tình yêu giữa Chức Nữ và Ngưu Lang, chúng đã giúp cặp đôi bằng cách tạo thành một cây cầu trên sông để Chức Nữ băng qua. Tình yêu của họ đã khiến mẹ của Chức Nữ cảm động và cuối cùng cho phép cặp đôi gặp nhau mỗi năm một lần, vào chính ngày đó, tức là ngày 7 tháng 7 âm lịch. Câu chuyện lãng mạn này đã truyền cảm hứng cho những cặp đôi yêu nhau tại Trung Quốc qua nhiều thế hệ, thậm chí còn tạo ra nhiều sửa đổi cho câu chuyện thực tế.

    Những hoạt động trong lễ hội Quixi

    • Phụ nữ mặc Hanfu và cầu nguyện:

    Có rất nhiều phong tục và tập quán gắn liền với Lễ hội Quixi. Theo truyền thống, đây là ngày phụ nữ mặc Hanfu - một loại trang phục truyền thống của Trung Quốc có áo choàng dài với tay áo rộng và thắt lưng ở eo - và dành cả ngày để chuẩn bị các lễ vật gồm trà, rượu, hoa và nhiều loại trái cây khác nhau để cầu nguyện Chức Nữ thực hiện những điều ước của mình. 

    Theo truyền thống vào ngày lễ Quixi phụ nữ sẽ mặc Hanfu và cầu nguyện Chức Nữ ban cho đôi bàn tay khéo léo.

    Theo truyền thống vào ngày lễ Quixi phụ nữ sẽ mặc Hanfu và cầu nguyện Chức Nữ ban cho đôi bàn tay khéo léo.

    Vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, đây là ngày sinh của cô gái dệt vải - Chức Nữ, phụ nữ ở Trung Quốc cổ đại sẽ cầu nguyện cho cô ấy có đôi bàn tay khéo léo, vì đây được coi là đặc điểm của một người vợ tốt. Những người phụ nữ độc thân sẽ cầu nguyện Chức Nữ ban cho họ một người bạn đời tốt, và những phụ nữ mới kết hôn sẽ cầu mong có một đứa con. 

    • Các cuộc thi tài năng:

    Vào buổi tối, những người phụ nữ sẽ quây quần lại và thi nhau xâu kim. Các cô gái trẻ thường xâu những chiếc kim có năm, bảy hoặc thậm chí là chín lỗ. Ai hoàn thành luồng nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. Vào triều đại nhà Minh và nhà Thanh (1368 - 1911 sau Công Nguyên), các cô gái sẽ hòa nước sông và nước giếng với nhau vào ngày lễ hội, sau đó nhẹ nhàng đặt kim lên mặt nước vào ngày hôm sau. Nếu bóng của cây kim có hình dạng khác thay vì thẳng, điều đó có nghĩa là cô gái đã có được sự khéo léo thành công.

    Món ăn đặc trưng của lễ hội

    Cách đây rất lâu, có một cô gái trẻ đồng cảm trước chuyện tình của Chức Nữ và Ngưu Lang. Mỗi dịp lễ hội Quixi, cô ấy sẽ làm một vài chiếc bánh ngọt và cầu nguyện rằng hai người có thể đoàn tụ một cách suôn sẻ. Ngọc Hoàng đã cảm động trước nàng và ra lệnh cho bà mối tìm cho nàng người trong mộng. Sau đó, ngày càng có nhiều cô gái trẻ làm bánh ngọt vào ngày đó với hy vọng tìm được người bạn đời của họ và phong tục ăn Qiaoguo cũng hình thành từ đó. Ngày nay, bánh Qiaoguo vẫn còn phổ biến ở Sơn Đông, Thượng Hải, Thiệu Hưng và một số khu vực lân cận. 

    Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn giải đáp được sự tò mò về các lễ hội truyền thống của Trung Quốc nói riêng cũng như những nét văn hóa của họ nói chung.

     

    Tags: Lễ Hội truyền thống Trung Quốc, Lễ hội đèn lồng, Lễ hội thuyền rồng, Lễ hội Quixi, Lễ hội Trung Quốc, Lễ hội của người Hoa, Lễ hội tại Trung Quốc, Lễ hội đặc sắc tại Trung Quốc.

    TIN LIÊN QUAN

    Học bổng Trung Quốc và điều kiện xin học bổng Trung Quốc
    05 THÁNG 07 Học bổng Trung Quốc và điều kiện xin học bổng Trung Quốc

    Hãy cùng Phuong Nam Education tìm hiểu về học bổng Trung Quốc và những điều cần nắm rõ khi xin học bổng.

    Trải nghiệm du lịch Ô Trấn Trung Quốc
    18 THÁNG 04 Trải nghiệm du lịch Ô Trấn Trung Quốc

    Với vẻ đẹp nhẹ nhàng, cổ xưa mà tinh tế, Ô Trấn đã làm say mê không ít du khách khi đến Trung Quốc du lịch. Chúng ta...

    Tại sao nên du học Trung Quốc?
    13 THÁNG 12 Tại sao nên du học Trung Quốc?

    Theo nghiên cứu từ một trang web cung cấp chỗ ở cho sinh viên quốc tế, sinh viên muốn đi du học ngày càng có nhiều...

    Hàng Châu - Thành phố không tiền mặt
    12 THÁNG 04 Hàng Châu - Thành phố không tiền mặt

    Hàng Châu là một thành phố thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đây cũng là một trong những thành phố phát triển nhất...

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    Zalo chat